"Biển đóng" so với "Biển mở" Biển đóng (Luật Quốc tế)

Vào tháng 2 năm 1603, việc bắt giữ tàu Bồ Đào Nha Santa Catarina 1500 tấn do Công ty Đông Ấn Hà Lan dẫn đến vụ bê bối với một buổi điều trần tư pháp công cộng và một chiến dịch gây ảnh hưởng đến ý kiến công chúng (và quốc tế). Các đại diện của Công ty sau đó đã cho gọi Hugo Grotius, một luật gia của Cộng hòa Hà Lan để dự thảo một luật hàng hải mới gây chấn động.[7]

Năm 1609, Hugo Grotius đưa ra các nguyên tắc tự nhiên của công lý, ông đã xây dựng một nguyên tắc mới rằng biển là lãnh thổ quốc tế và tất cả các quốc gia đều được tự do sử dụng nó để buôn bán trên biển. Một chương của luận án dài đầy lý thuyết của ông mang tên De Jure Prædæ đã được đăng lên báo chí dưới hình thức cuốn sách nhỏ tựa đề Mare Liberum (Biển Tự do). Trong đó Grotius tuyên bố biển tự do, cung cấp lý giải tư tưởng phù hợp cho người Hà Lan chia nhỏ độc quyền thương mại khác nhau thông qua sức mạnh hải quân hùng mạnh của họ (và sau đó thiết lập độc quyền riêng của họ).

Đã có phản hồi về việc này, vào năm 1625 linh mục Bồ Đào Nha Serafim de Freitas đã xuất bản cuốn sách De Iusto Imperio Lusitanorum Asiatico (Đế chế châu Á duy nhất thuộc Bồ Đào Nha) giải quyết từng bước những lý lẽ của người Hà Lan.[8] Bất chấp những lập luận của ông, tình hình quốc tế đòi hỏi phải chấm dứt chính sách Biển đóng, và tự do của biển là một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của thương mại hàng hải.[9]

Nước Anh đã cạnh tranh quyết liệt với người Hà Lan đối với sự thống trị thương mại thế giới, phản đối những ý tưởng của Grotius và tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển quanh quần đảo Anh. Trong Mare clausum (1635), John Selden đặt ra thuật ngữ này, ông nỗ lực để chứng minh rằng biển trên thực tế có khả năng chiếm đoạt tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Khi các tuyên bố chủ quyền nảy sinh thành tranh cãi, các quốc gia hàng hải đã điều chỉnh các yêu sách chủ quyền của họ và đặt chúng trên nguyên tắc mở rộng biển từ đất liền. Một công thức khả thi đã được đưa ra bởi Cornelius Bynkershoek trong De dominio maris (1702), hạn chế sự thống trị hàng hải đối với khoảng cách thực tế trong phạm vi bắn của đại bác. Điều này trở nên phổ biến và được mở rộng thành giới hạn 3 dặm.